Nội dung được kiểm duyệt bởi: Trần Văn Khánh

Tổng hợp 7 kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản ai cũng cần phải biết

kỹ năng sơ cấp cứu

Sơ cấp cứu là kỹ năng vô cùng có ích và cần thiết để giúp cho những người bị nạn vượt qua được tình huống nguy hiểm như đuối nước, điện giật, bỏng, hóc dị vật, vết thương chảy máu,… Nắm vững các kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản sẽ giúp hạn chế được các thương tổn và thậm chí là cứu sống được người bị nạn trong gang tấc.

Hồi sức tim phổi

Dùng để cấp cứu cho trường hợp bị ngừng tim bởi nhiều lý do (ngạt thở do đuối nước, điện giật, sốc nhiễm khuẩn, sốc mất máu,…). Trong lúc đợi xe cứu thương, hãy thực hiện hồi sức tim phổi cho người bệnh theo các bước:

  • Đặt nạn nhân nằm thẳng, nới lỏng thắt lưng, quần áo.
  • Dùng hai tay nhấn lồng ngực người bệnh xuống 3cm rồi thả ra với tốc độ 100 lần/phút tới khi thấy dấu hiệu tim đập.
  • Nâng cằm nạn nhân ngửa ra sau, một tay bịt nhẹ mũi, tay còn lại kéo hàm dưới xuống để mở miệng ra sau đó thực hiện hô hấp nhân tạo. Hít thật sâu và thổi 2 hơi liên tục vào miệng, thổi ngạt 20 lần/phút. Lưu ý thực hiện thổi và sau đó thả tay kẹp mũi để hơi thở thoát ra.
  • Thực hiện xen kẽ ép tim 5 lần và thổi ngạt một lần cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu tỉnh lại.

Sơ cứu người bị điện giật

Điều đầu tiên là nhanh chóng tắt nguồn điện. Nếu không thể tắt thì đứng trên đồ vật khô rồi dùng vật không dẫn điện để gạt dây điện ra khỏi người nạn nhân.

Sau đó kiểm tra tim và hơi thở, nếu nạn nhân bất tỉnh, cần làm hồi sức tim phổi càng sớm càng tốt. Kiểm tra vết thương ở đốt sống cổ để sơ cứu kịp thời, xem có vết bỏng điện không, nếu dính vào da thì không nên gỡ quần áo ra ngay.

Cứu người đuối nước

Khi người đuối nước ở gần, bạn có thể với tay hoặc dùng gậy dài để với về phía người bị nạn. Nếu xa hơn hãy ném phao cứu sinh hoặc chèo thuyền ra phía nạn nhân. Bạn chỉ nên bơi xuống cứu khi biết bơi và có kỹ năng sơ cấp cứu.

Người đuối nước thường đang hoảng loạn vùng vẫy tay chân. Do đó hãy tiếp cận từ phía sau, nắm lấy tóc thay vì kéo tay họ vì có thể gây nguy hiểm cho chính bạn, ôm lấy nạn nhân và bơi vào bờ. Khi nạn nhân được cứu lên bờ, tiến hành sơ cứu hoặc hồi sức tim phổi.

Kỹ năng sơ cấp cứu khi bị bỏng

Sơ cứu vết bỏng giúp hạn chế sự đau đớn và tránh làm vết thương thêm nặng. Vùng da bị bỏng rất nhạy cảm, và cần được sơ cứu đúng cách theo từng cấp độ:

  • Tưới nước lạnh lên vết thương trong 15 phút.
  • Thấm nhẹ vết thương với khăn lạnh, không bôi đá hay dung dịch gì khác lên da.
  • Nếu là bỏng cấp độ 2, 3 thì cần đưa người bị nạn tới bệnh viện ngay lập tức.
  • Nếu bỏng cấp độ nhẹ, cần vệ sinh vết thương rồi dùng gạc vô khuẩn băng lại.

Kỹ năng sơ cấp cứu cho người bị nghẹn cổ họng

Khi bị hóc dị vật, nếu nạn nhân còn tỉnh táo hãy bảo họ ho càng mạnh càng tốt. Nếu nạn nhân không thể ho hay bị khó thở thì nhanh chóng thực hiện nguyên tắc sơ cứu Heimlich:

  • Ôm eo nạn nhân từ phía sau, để đầu hơi cúi xuống.
  • Nắm một tay và đặt lên phần trên rốn nạn nhân, dùng tay còn lại ôm lấy bàn tay kia rồi ấn mạnh vào bụng nạn nhân 5 lần liên tục.
  • Xốc mạnh bụng của nạn nhân 5 lần, vừa xốc vừa ấn vào phía trên rốn cho tới khi dị vật bị đẩy ra hoặc nạn nhân có thể tự thở.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh, dùng ngón tay đưa vào miệng và lôi dị vật ra. Nếu không được thì cần làm hồi sức tim phổi.
  • Với trẻ em, đặt trẻ nằm úp trên cánh tay rồi vỗ vào lưng trẻ với lực đủ mạnh, hoặc dùng 2 ngón tay ấn vào giữa xương ức 5 lần và tiếp tục vỗ lưng.

Kỹ năng sơ cấp cứu khi bị chảy máu

  • Rửa tay sạch trước khi thực hiện, nâng phần bị mất máu lên cao hơn, lau sạch bụi bẩn hoặc dị vật bằng vải gạc sạch, nếu dị vật quá sâu thì đừng cố lấy ra.
  • Ép chặt mép vết thương bằng băng gạc sạch 5-10 phút để cầm máu, giữ chặt và thay gạc nếu không đủ thấm.
  • Nếu không có dấu hiệu ngừng chảy máu, tiến hành ép động mạch tại điểm trên khuỷu tay – dưới nách, phía sau đầu gối và điểm gần háng.
  • Chỉ khi máu đã ngừng chảy mới có thể băng vết thương tạm thời.
  • Nếu thấy nạn nhân xanh xao, lạnh, ngón tay tím tái thì phải chống sốc và đưa nạn nhân tới bệnh viện.

Kỹ năng sơ cấp cứu khi bị gãy xương

  • Nếu có vết thương chảy máu, hãy dùng băng vô khuẩn ép chặt vết thương rồi xác định vị trí gãy, tiến hành cố định bộ phận đó trong khi đợi cứu thương.
  • Dùng nẹp để cố định, buộc dây phía trên và dưới vết thương, thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tình trạng gãy xương nghiêm trọng hơn.
  • Dùng túi chườm lạnh và vải sạch để chườm vào vết thương trong 10 phút mỗi lần để làm giảm cảm giác đau cho nạn nhân.
  • Nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

Trên đây là những kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản mà ai cũng nên biết để có thể đề phòng cho những tình huống khẩn cấp. Trong trường hợp bạn không đủ tự tin để ứng cứu nạn nhân, hãy tìm đến sự hỗ trợ từ đội ngũ y tế chuyên nghiệp nhé, hoặc bạn cũng có thể thuê đội ngũ vệ sĩ – công ty bảo vệ VIN SECURITY phòng ngừa và hỗ trợ nếu xảy ra sự cố.

Tham khảo chi tiết thông tin về dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp tại Vin Security

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINCARE

Thương hiệu: CÔNG TY BẢO VỆ VIN SECURITY

TP.HCM: Park 7, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM

Đà Nẵng: Lầu 8, Tòa nhà One Opera, 115 Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng

Hà Nội: Khu đô thị Vinhomes Riverside, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Tổng đài: 1900 3184

Email: info@vincaregroup.vn

Website: https://vinsecurity.vn/